Ủy quyền thừa kế đất đai có được không theo quy định năm 2023?

Ủy quyền là việc một người ủy quyền cho người khác đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi thỏa thuận. Tuy nhiên, việc ủy quyền phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện hành, vì nhiều lý do mà người nhận thừa kế không thể tự mình nhận di sản thì có thể ủy quyền thừa kế đất đai có được không? Thủ tục ủy quyền thừa kế đất đai được thực hiện như thế nào? Cách điền thông tin mẫu giấy ủy quyền nhận thừa kế ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Khái niệm uỷ quyền

Đầu tiên, cần khẳng định rằng ủy quyền không phải là một hình thức chuyển nhượng. Uỷ quyền được hiểu là một cá nhân/ tổ chức cho phép một cá nhân/ tổ chức khác quyền đại diện cho mình trong việc quyết định và tiến hành một hành động pháp lý nào đó, và vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc uỷ quyền/ cho phép đó.

Uỷ quyền là cơ sở xác lập mối quan hệ giữa người đại diện và người được phép đại diện, đồng thời là cơ sở để người uỷ quyền tiếp nhận kết quả pháp lý phát sinh từ hành động uỷ quyền mang đến.

Ủy quyền thừa kế đất đai có được không?

Nếu như người được hưởng thừa kế ở xa, không tiện trở về địa phương để hoàn tất thủ tục chứng thực di chúc, người đó có thể uỷ quyền cho một người khác làm thủ tục này. Hai người có thể đến bất kỳ cơ quan nhà nước nào tại nơi cư trú để yêu cầu công chứng giấy ủy quyền thừa kế tài sản theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Công chứng và các văn bản có liên quan.

Theo quy định tại Điều 55 của Luật Công chứng 2014:

“1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”

Trường hợp người ủy quyền, người được ủy quyền và người được thừa hưởng tài sản thừa kế không thể đến cùng một tổ chức công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền này thì có thể thực hiện theo hướng dẫn của Luật công chứng 2014 như sau:

“Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.

Nội dung, hình thức của mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai

Văn bản ủy quyền thừa kế đất đai thường được xác lập dưới 2 hình thức:

  • Giấy ủy quyền thừa kế đất đai: là một văn bản ghi nhận việc người ủy quyền giao cho người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều việc trong phạm vi quy định.
  • Hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai: là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định

Mặc dù cả giấy ủy quyền thừa và hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai đều được sử dụng để xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi được giao nhưng hợp đồng ủy quyền được sử dụng phổ biến hơn, có giá trị pháp lý hơn.

Hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai thường bao gồm các nội dung sau:

  • Thông tin của bên ủy quyền, bên được ủy quyền: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú…
  • Thông tin người để lại di sản thừa kế (quyền sử dụng đất): Họ tên, ngày mất…
  • Phạm vi ủy quyền
  • Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền
  • Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền
  • Cam kết của các bên
  • Thời hạn ủy quyền
  • Phương thức giải quyết tranh chấp
  • Chữ kỹ của bên ủy quyền, bên được ủy quyền.

Mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai

Bạn có thể tham khảo và tải xuống Mẫu ủy quyền thừa kế đất đai tại đây:

Cách điền thông tin mẫu giấy ủy quyền nhận thừa kế

Từ mẫu ủy quyền thừa kế tài sản cần hoàn thiện các thông tin để giấy ủy quyền hợp pháp, không gây hiểu lầm dẫn đến phát sinh tranh chấp.

  • Về thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền: cần ghi rõ các thông tin bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú,… nhằm mục đích định danh cá nhân.
  • Về thông tin người để lại di sản thừa kế: ngày mất, di sản để lại
  • Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành, …
  • Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….
  • Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm…
  • Về nội dung ủy quyền: phải ghi rõ nội dung ủy quyền bao gồm các thủ tục trong thừa kế như ủy quyền khai nhận di sản thừa kế, ủy quyền phân chia di sản thừa kế, khởi kiện yêu cầu chia di sản, các thủ tục trước trong và sau khi nhận thừa kế như sang tên quyền sử dụng đất,…

Thủ tục ủy quyền thừa kế đất đai

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

(i) Hồ sơ bên uỷ quyền thừa kế tài sản cần chuẩn bị bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân / hộ chiếu, sổ hộ khẩu của bên uỷ quyền
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền thừa kế tài sản (trường hợp tặng cho tài sản chung như bất động sản,…);

(ii) Các giấy tờ mà người được ủy quyền thừa kế tài sản phải chuẩn bị bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền
  • Hộ khẩu của người được ủy quyền.
Ủy quyền thừa kế đất đai có được không?
Ủy quyền thừa kế đất đai có được không?

Bước 2: Gửi hồ sơ cho nhân viên và nhân viên nhận hồ sơ

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, phù hợp với quy định của pháp luật: Công chứng viên tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
  • Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên sẽ hướng dẫn bạn bổ sung các giấy tờ còn thiếu.
  • Nếu hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên sẽ giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4: Soạn thảo hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai

Hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn thì Công chứng viên sẽ kiểm tra dự thảo văn bản:

  • Trường hợp dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội… Công chứng viên có trách nhiệm chỉ rõ để người yêu cầu công chứng sửa đổi.
  • Nếu không sửa đổi thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng theo quy định.

Hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai do Công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu của người ủy quyền. Nội dung trong hợp đồng không trái đạo đức xã hội, không vi phạm các quy định của pháp luật.

Bước 5: Ký hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai

  • Người yêu cầu công chứng đọc kỹ dự thảo hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai. Nếu người yêu cầu công chứng muốn sửa đổi, bổ sung thêm nội dung thì Công chứng viên sẽ xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung này.
  • Nếu người yêu cầu công chứng không còn điều gì thắc mắc, hoàn toàn đồng ý với nội dung quy định trong hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai thì sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào từng trang của hợp đồng.

Bước 6: Ký chứng nhận

Người yêu cầu công chứng sẽ xuất trình bản chính của các giấy tờ theo hướng dẫn của Công chứng viên để đối chiếu. Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng sau đó chuyển hồ sơ qua bộ phận thu phí.

Bước 7: Trả kết quả công chứng

Sau khi người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng theo quy định sẽ được trả lại hồ sơ để hoàn tất thủ tục.

Lưu ý: Khi công chứng hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai, công chứng viên có trách nhiệm:

  • Kiểm tra kỹ hồ sơ
  • Giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
  • Nếu bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì:
    • Bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền.
    • Bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Ủy quyền thừa kế đất đai có được không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ Thủ tục Giải chấp sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Người thừa kế ở nước ngoài có thể ủy quyền khai nhận di sản thừa kế được không?

Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là văn bản thỏa thuận giữ người ủy quyền và người được ủy quyền, trong đó người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một hoặc một số công việc thuộc phạm vi ủy quyền trong thời hạn ủy quyền. Đồng thời, pháp luật không quy định phạm vi ủy quyền là trong nước hay nước ngoài.
Như vậy, người thừa kế (người ủy quyền) đang ở nước ngoài có quyền ủy quyền cho người khác (người được ủy quyền) đang ở Việt Nam để đại diện người thừa kế thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Thời hạn hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai là bao lâu?

Căn cứ Điều 563, Bộ luật dân sự 2015,  thời hạn hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu trong hợp đồng không có quy định nào về thời hạn ủy quyền và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

 Đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể chia thừa kế được không?

Căn cứ vào Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cho dù đất vẫn chưa có sổ đỏ, sổ hồng nhưng nếu quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì vẫn có thể được chia di sản thừa kế theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời