Vô ý giết người có phải đi tù không theo quy định năm 2022?

Tội phạm giết người đang diễn biến rất phức tạp trong xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, không ít trường hợp nhiều người vì quá vô ý hoặc chủ quan mà vô ý làm chết người. Vậy Theo quy định Vô ý giết người có phải đi tù không? Trường hợp nào được xem là vô ý giết người? Mức xử phạt Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính? Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý giết người là bao lâu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015 

Trường hợp nào được xem là vô ý giết người?

Trước hết chúng ta cần phân tích về tội vô ý làm chết người. Theo đó, Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra. Tội Vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 (đã được sửa đồi bổ sung). Theo điều 11 Bộ luật Hình sự (BLHS), vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

– Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

– Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Trong đó, tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi xảy ra sự việc, độ tuổi, trình độ nhận thức, trình độ văn hóa,…

Lưu ý: Để tránh nhầm lẫn và xử phạt một cách công bằng, cần phân biệt hành vi vô ý làm chết người với hành vi tương tự cũng gây hậu quả chết người là hành vi giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng. Khác với hành vi vô ý làm chết người, giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng được thực hiện do lỗi cố ý. Cụ thể, theo Điều 10 BLHS, cố ý trong phạm tội là phạm tội trong các trường hợp:

– Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

– Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Như vậy, cần chú ý phân biệt hành vi vô ý làm chết người với hành vi tương tự khác cũng gây hậu quả chết người ở yếu tố lỗi của người phạm tội.

Đồng thời, vô ý làm chết người là hành vi xâm phạm đến quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người. Vì vậy, người thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Cấu thành tội vô ý giết người 

Trong Khoa học Luật hình sự thì có 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Các hành vi phạm tội phải thỏa mãn 4 yếu tố này mới được coi là tội phạm. Đối với tội vô ý làm chết người thì cần phải thỏa thỏa mãn 4 yếu tố sau:

Chủ thể của tội phạm

Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội Vô ý làm chết người là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi phạm tội

Hành vi có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Những hành vi hành động có thể kể đến như việc trêu chọc một người quá mức dẫn đến hậu quả chết người xảy ra, do cẩu thả trong việc thực hiện công việc khiến cho người khác tử nạn ví dụ như cưa hoặc chặt cây khiến cây đổ vào người khác… Hành vi vô ý làm chết người cũng có thể diễn ra dưới dạng không hành động, tức là không làm việc mà bản thân cần làm để giúp đỡ một người khiến cho họ bị chết.

Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

Đây là cấu thành tội phạm vật chất, có nghĩa là phải có hậu quả là chết người xảy ra thì mới có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người. Hậu quả chết người chưa xảy ra thì không đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.

Ở đây phải có mối liên hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người một cách biện chứng. Hành vi là nguyên nhân gây ra hậu quả và hành vi phải có trước hậu quả làm chết người xảy ra trên thực tế.

Mặt chủ quan của tội phạm

Về ý thức chủ quan của người phạm tội và đây cũng là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người với tội giết người. Đó là lỗi của người phạm tội, người phạm tội vô ý làm chết người thực hiện hành vi của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

+ Vô ý vì cẩu thả là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước; ngoài ra còn phải căn cứ vào độ tuổi, trình độ nhận thức, trình độ văn hoá, tay nghề.v.v…

+ Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.

Vô ý giết người có phải đi tù không
Vô ý giết người có phải đi tù không

Vô ý giết người có phải đi tù không?

Trường hợp phạm tội vô ý làm chết người

Căn cứ Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Người phạm tội vô ý làm chết một người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51; thì Tòa án có thể áp dụng Điều 54 phạt người phạm tội dưới sáu tháng tù; hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn theo Bộ luật Hình sự 2015.

Người phạm tội vô ý làm chết nhiều người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự có khung hình phạt từ ba đến mười năm tù. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51; thì Tòa án có thể áp dụng Điều 54 phạt người phạm tội dưới ba năm tù; nhưng không được dưới sáu tháng tù.

Trường hợp phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Căn cứ Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong đó:

Hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp ví dụ như: công nhân mắc đường dây dẫn điện do làm việc không cẩn thận gây chết người qua đường; hoặc vi phạm quy tắc hành chính như: chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền; làm gẫy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường… thì bị xử lý theo quy định trên.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Bình Dương về Vô ý giết người có phải đi tù không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tờ khai trích lục giấy khai sinh, trích lục hộ tịch, xin đổi tên trong giấy khai sinh, dich vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài, soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình… thì hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến Luật Bình Dương theo hotline:  0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

Mặt chủ quan của tội vô ý giết người là gì?

Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội Vô ý làm chết người và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Trong đó, vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Còn vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì sẽ bị xử lý hình sự, cụ thể:
Làm chết 01 người: phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Làm chết từ 02 người trở lên: phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý giết người là bao lâu?

Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chỉ được truy cứu trong thời hạn luật định tính từ ngày tội phạm được thực hiện (và kết thúc). Thời hạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Luật hình sự Việt Nam quy định thời hạn là 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời