Xử lý bán hàng đa cấp như thế nào?

Trong xã hội hiện nay, một trong những hình thức kinh doanh bán hàng phổ biến là kinh doanh bán hàng đa cấp. Đây là một hình thức kinh doanh được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam thì lại xuất hiện nhiều biến tướng. Nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng hình thức bán hàng đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản những người thiếu hiểu biết về loại hình kinh doanh này. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, Xử lý bán hàng đa cấp như thế nào?

Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp gồm những hành vi nào? Có được phép kinh doanh đa cấp tại Việt Nam không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Có được phép kinh doanh đa cấp tại Việt Nam không?

Nói tới bán hàng đa cấp, chắc hẳn nhiều người dân sẽ cho rằng đây là chiêu trò kinh doanh lừa đảo. Tuy nhiên, trên thực tiễn, mô hình kinh doanh bán hàng đa cấp đã xuất hiện từ nhiều năm về trước và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào kinh doanh vì lợi ích to lớn mà bán hàng đa cấp mang lại. Vậy liệu tại Việt Nam, có được phép kinh doanh đa cấp không, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Khi nhắc tới đa cấp và kinh doanh đa cấp, hẳn sẽ có rất nhiều người cho rằng đây là lừa đảo và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tế mô hình kinh doanh đa cấp đã xuất hiện từ rất lâu và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào hoạt động kinh doanh bởi những lợi ích mà mô hình này đem lại.

Ngoài ra, theo khoản 11 Mục 3 của Đạo luật Thương mại năm 1974 quy định rằng bán hàng theo bậc là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau:

– Người tham gia án hàng gồm nhiều cấp nhiều ngành khác nhau;

– Hàng hóa do người tham gia bán hàng đa cấp trực tiếp tiếp thị cho người tiêu dùng tại nơi ở nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc ất kỳ địa điểm nào khác của người tiêu dùng không phải là địa điểm án lẻ thông thường của doanh nghiệp hoặc người tham gia;

– Người tham gia án hàng đa cấp được hưởng hoa hồng tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác dựa trên kết quả hoạt động án hàng của mình và của cấp dưới trong mạng lưới của mình. tổ chức này và mạng lưới này được xác nhận ởi công ty kinh doanh đa cấp.

Vì vậy nếu đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật thì hành vi án hàng đa cấp là hợp pháp.

Ở Việt Nam, mặc dù mô hình kinh doanh này đã xuất hiện từ trước đây thế nhưng nhiều tổ chức đã biến tướng hình thức kinh doanh này để lừa đảo. Do đó, pháp luật Việt Nam đã có quy định cụ thể về kinh doanh đa cấp để có cơ chế kiểm soát hoạt động này, tránh những biến tướng, rủi ro cho các bên tham gia.

Như vậy, kinh doanh đa cấp hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc kinh doanh đa cấp phải đủ điều kiện và được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Trong thời gian gần đây, nhiều người dân khắp các tỉnh, thành phố trong phạm vi toàn quốc bị không ít các cá nhân, tổ chức dùng chiêu trò lừa đảo, dụ dỗ người khác mua hàng với giá cao để tham gia vào mạng lưới đa cấp. Để thu hút đông đảo người tham gia, các cá nhân, tổ chức thường hứa hẹn những khoản lợi nhuận phi thực tế. Nhằm hạn chế các tình trạng tiêu cực này, nhà nước đã đưa ra một số những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại các văn bản pháp luật. Cụ thể như sau:

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.”

Theo Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:

“Điều 5. Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;

d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

đ) Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;

g) Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;

h) Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;

i) Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;

k) Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;

l) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;

Xử lý bán hàng đa cấp
Xử lý bán hàng đa cấp

m) Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;

n) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

2. Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

c) Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;

d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;

e) Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

3. Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Cấm cá nhân tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Xử lý bán hàng đa cấp như thế nào?

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp bất hợp pháp dường như chỉ duy trì hoạt động bằng số tiền mà người tham gia bỏ ra để mua hàng, tham gia vào đường dây đa cấp. Bằng nhiều chiêu trò, mánh khóe lừa đảo chuyên nghiệp, đã không ít người bị lừa và mất tiền oan. Nhằm răn đe và xử phạt các tổ chức có hành vi vi phạm, nhà nước ta đã quy định chặt chẽ về chế tài xử lý hành vi này. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Xử lý bán hàng đa cấp như thế nào, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Theo quy định tại Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, một số hành vi của người tham gia bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt là:

Cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp nếu chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và Điều 3 Nghị 17/2022/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 200 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể:

“Điều 73. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên;

b) Không xuất trình thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng.

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp;

b) Tham gia bán hàng đa cấp khi không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định;

c) Hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

b) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, về hoạt động của doanh nghiệp, về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;

c) Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;

d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

b) Tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Xử lý bán hàng đa cấp
Xử lý bán hàng đa cấp
  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 9 Điều này…
  1. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 5, 8 và 9 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 5, điểm h, i và k khoản 7, điểm e khoản 8, điểm a, b, d, h và i khoản 9 Điều này;

b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, điểm đ và e khoản 9 Điều này.”

Theo đó, có thể thấy đối với trường hợp người đa cấp vi phạm một trong những trường hợp nêu trên có thể bị xử phạt hành chính thấp nhất là 3 triệu đồng và nhiều nhất là 20 triệu đồng, có thể buộc áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn tùy trường hợp.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Xử lý bán hàng đa cấp” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ đến hotline. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Khi người tham gia bán hàng đa cấp không muốn tiếp tục thực hiện hoạt động nữa thì phải làm gì?

Để chấm dứt hợp đồng bán hàng đa cấp trên thực tế, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng ít nhất là 10 ngày làm việc (theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 40/2018/NĐ-CP)
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.

Người tham gia bán hàng đa cấp có phải ký hợp đồng gì với doanh nghiệp bán hàng đa cấp không?

Tại Điều 29 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có nêu rõ doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp. Theo đó, bên cạnh việc cấp thẻ thành viên, người tham gia bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như một hình thức xác nhận việc sẽ thực hiện bán hàng đa cấp sắp tới.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles