Xử lý vi phạm quyền logo như thế nào năm 2022?

Hiện nay, hành vi vi phạm quyền logo đang diễn ra rất phổ biến trên thị trường. Rất dễ dàng để chúng ta bắt gặp những công ty có logo gần giống nhau hoặc gần như tương tự với nhau. Vậy liệu pháp luật có chế tài nào xử lý những hành vi xâm phạm quyền logo không? Xử lý vi phạm quyền logo bằng biện pháp hành chính như thế nào? Thủ tục khởi kiện yêu cầu xử lý vi phạm quyền logo ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết “Xử lý vi phạm quyền logo như thế nào?” sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2019
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Khái niệm logo

Logo là một thiết kế hoặc biểu tượng, được dùng để quảng bá hình ảnh của công ty hay của một sản phẩm, dịch vụ cụ thể nào đó. Logo chính là một trong những yếu tố làm nên thương hiệu của một công ty, giúp người tiêu dùng nhận diện được hàng hóa, dịch vụ mà công ty cung cấp so với các đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, việc bảo vệ cho logo tránh khỏi hành vi xâm phạm là rất cần thiết.

Logo là tài sản trí tuệ được bảo vệ theo pháp luật về nhãn hiệu. Theo đó, ngôn ngữ pháp lý sử dụng là “nhãn hiệu” khi được nói đến đối tượng này. Vậy, làm thế nào để bảo vệ logo (nhãn hiệu) tránh khỏi các hành vi xâm phạm? Đầu tiên, bạn cần hiểu được hành vi xâm phạm bản quyền logo công ty là gì?

Thế nào là vi phạm quyền logo?

Hành vi xâm phạm bản quyền logo công ty là hành vi xâm phạm đến quyền “độc quyền” sử dụng logo của công ty đó.

Các hành vi sau đây được thực hiện thì được xem là hành vi xâm phạm đối với logo, tên thương mại có bản quyền

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Có những biện pháp xử lý vi phạm quyền logo nào?

Quy định về xử phạt hành vi xâm phạm đối với logo, tên thương mại có bản quyền như sau:

Khởi kiện yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp sau đây đối với chủ thể có hành vi xâm phạm:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Xử lý vi phạm quyền logo
Xử lý vi phạm quyền logo

Xử phạt hành chính đối với chủ thể có hành vi xâm phạm:

  • Cảnh cáo
  • Phạt tiền
  • Ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung

Xử lý hình sự đối với chủ thể có hành vi xâm phạm: Chỉ những trường hợp xâm phạm nhãn hiệu theo quy định tại Điều 226 của Bộ luật Hình sự thì mới bị xử lý hình sự.

Xử lý vi phạm quyền logo bằng biện pháp hành chính như thế nào?

Đối với những logo đã được đăng ký bản quyền thông qua hình thức đăng ký quyền tác giả thì mọi hành vi sử dụng, sao chép hoặc những hành vi làm thay đổi tính chất của logo mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu đều bị xem là hành vi vi phạm bản quyền logo công ty.

Đối với những hành vi vi phạm thì đều sẽ bị xử lý theo quy định. Thông qua Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 mức xử phạt vi phạm vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Mức phạt tối đa là 250.000.000 triệu đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài việc áp dụng những hình phạt chính, những đối tượng có hành vi vi phạm còn bị áp dụng những hình thức phạt bổ sung và những biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra.

Quy trình yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm logo công ty bằng biện pháp hành chính như sau:

Bước 1: Thu thập bằng chứng về hành vi xâm phạm bản quyền logo;

Bước 2: Yêu cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPRI) thực hiện giám định hành vi xâm phạm. Đây không phải là giai đoạn bắt buộc, nhưng chúng tôi khuyến cáo nên thực hiện, vì sẽ tạo thuận lợi cho bạn trong quá trình xử lý.

Bước 3: Nộp Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm bản quyền logo và chứng cứ đính kèm đến cơ quan có thẩm quyền xử lý như trên.

Bước 4: Khi nhận được Đơn yêu cầu xử lý, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh, thanh tra,… và lập biên bản vi phạm hành chính.

Bước 5: Trong trường hợp có hành vi xâm phạm bản quyền logo, Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu xử lý vi phạm quyền logo

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu xử lý vi phạm quyền logo

  • Đơn khởi kiện. Khi muốn khởi kiện, cần xem xét đến mẫu đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS Đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Người khởi kiện là cá nhân: Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình.
  • Người khởi kiện là tổ chức: Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập, giấy phép hoạt động.
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Theo khoản 2, 3 Điều 203 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, nguyên đơn phải chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Lưu ý:

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  • Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Trình tự thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm quyền logo

Trình tự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết như sau:

1. Xác định điều kiện khởi kiện.

  • Chủ thể quyền sở hữu logo có quyền khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • Điều kiện về chủ thể khởi kiện phải đáp ứng theo quy định về quyền khởi kiện, năng lực hành vi Tố tụng dân sự.
  • Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật.
  • Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí. Theo quy định tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Án phí dân sự sơ thẩm được quy định cụ thể tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Vì đây là vụ án tranh chấp dân sự có giá ngạch, nên mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

4. Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

5. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện được quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện theo khoản 2 Điều này.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán xem đơn khởi kiện và có một trong các quyết định: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Bình Dương về “Cách tính trợ cấp ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tờ khai trích lục giấy khai sinh, trích lục hộ tịch, xin đổi tên trong giấy khai sinh, đổi tên căn cước công dân, xác nhận tình trạng hôn nhân với người nước ngoài… thì hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến Luật Bình Dương theo hotline:  0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện xử lý vi phạm bản quyền logo công ty là gì?

Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Do đó, điều kiện cần tiên quyết để xử lý xâm phạm bản quyền logo công ty chính là: Logo đã được đăng ký dưới danh nghĩa nhãn hiệu và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bởi Cục Sở hữu trí tuệ.

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết xử lý vi phạm quyền logo?

Khởi kiện một cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền logo là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với tranh chấp này theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tuy nhiên, đối với trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ án này theo điểm b khoản này.

Làm gì khi phát hiện có hành vi xâm phạm logo công ty?

Điều 198 và Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung quy định về quyền tự bảo vệ và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm đối với quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như logo nói riêng. Theo đó:
– Công ty đã được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể áp dụng các biện pháp như: biện pháp công nghệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm. Và đặc biệt, chủ đơn có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
– Ngoài ra, công ty có logo bị xâm phạm quyền còn được Nhà nước bảo vệ bằng các biện pháp như hành chính và hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời