Xử phạt đảng viên sinh con thứ 3 như thế nào?

Đảng viên là những cá nhân đứng trong hàng ngũ của Đảng, có nhiệm vụ tuân thủ, chấp hành các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước. Để trở thành đảng viên, cá nhân đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn khắt khe theo quy định. Khác với những công dân bình thường, đảng viên cần phải tuân thủ các quy định mà điều lệ đảng đề ra, trong đó bao gồm cả vấn đề về kế hoạch hóa gia đình. Nhiều độc giả thắc mắc không biết pháp luật quy định mức Xử phạt đảng viên sinh con thứ 3 như thế nào? Trường hợp nào đảng viên sinh con thứ 3 không bị xử lý kỷ luật? Đảng viên sinh con thứ 3 có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Quy định 102-QĐ/TW năm 2017

Đảng viên là ai?

Hiện nay, Đảng viên đang thực hiện theo quy định nêu tại Điều lệ Đảng. Trong đó Điều 1 Điều lệ Đảng nêu rõ về Đảng viên như sau:

  1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Theo đó, có thể hiểu Đảng viên là:

  • Thuộc giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
  • Mục đích phấn đấu cả đời là vì lý tưởng của Đảng, lợi ích của Tổ quốc, giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Phải coi những điều này còn trên cả lợi ích của cá nhân Đảng viên đó.
  • Phải chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, có đạo đức, lối sống lành mạnh, lao động và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…

Thực tế, trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, có rất nhiều người đáp ứng điều kiện và được bầu vào đứng hàng ngũ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng viên có được sinh con thứ 3 không?

Điều 1 Pháp lệnh Dân số được sửa đổi năm 2008 nêu rõ, các cặp vợ chồng được tự quyết định thời gian cũng như khoảng cách sinh con và sinh một hoặc hai con theo thoả thuận.

Đồng thời, tại Nghị quyết 21 năm 2017, Ban Bí thư cũng vận động các cặp vợ chồng nên có 02 con để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho việc sinh cũng như nuôi dạy con thật tốt. Và ở nơi có mức sinh thấp thì nên sinh đủ 02 con. Do đó, với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 – 02 con để nuôi và dạy cho tốt, các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này.

Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.

Xử phạt đảng viên sinh con thứ 3 như thế nào?

Tại Khoản 4 Điều 2 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 có quy định như sau:

Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

4- Hình thức kỷ luật: Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Tại Khoản 1 Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 có quy định như sau:

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Như vậy, trong trường hợp đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Trường hợp nào đảng viên sinh con thứ 3 không bị xử lý kỷ luật?

Tại Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 có quy định về vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình như sau:

  • Trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:
  • Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
  • Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
  • Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
  • Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
  • Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
  • Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.

Như vậy, nếu sinh con thứ 3 thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 thì sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Xử phạt đảng viên sinh con thứ 3
Xử phạt đảng viên sinh con thứ 3

Quy trình xử phạt đảng viên sinh con thứ 3 như thế nào?

Đối với đảng viên sinh con thứ ba nếu không thuộc các trường hợp không bị xử lý quy định tại Điều 27 của hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 thì quy trình xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 sẽ được tiến hành như sau:

– Đảng viên vi phạm tự thực hiện kiểm điểm trước chi bộ và tự nhận hình thức kỷ luật, đảng viên vi phạm sẽ được cấp ủy hướng dẫn thực hiện bản tự kiểm điểm đảng viên vi phạm kết hoạch hóa gia đình sinh con thứ 3.

– Tổ chức đảng vi phạm phải tự kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấp ủy cấp trên quyết định.

– Khi ký quyết định xử lý kỷ luật thì đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.

– Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm sẽ có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.

Đảng viên sinh con thứ 3 có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trước đây, Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em chỉ rõ:

– Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng

– Cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ

– Thành viên các đoàn thể, tổ chức xã hội sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức.

– Người dân sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư…

Tuy nhiên, hiện nay Nghị định nêu trên đã hết hiệu lực, Nghị định 176/2013/NĐ-CP thay thế và mới đây là Nghị định 117/2020/NĐ-CP đang có hiệu lực đã bỏ các quy định xử phạt nêu trên. Do đó, có thể hiểu, Đảng viên nói riêng và người dân nói chung sinh con thứ 3 trở lên không bị xử phạt hành chính.

Thời điểm xử lý kỷ luật sinh con thứ 3

Theo quy định, hình thức kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý Đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể.

Theo quy định này, Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm của mình trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật về Đảng được công bố.

Tuy nhiên, với nữ Đảng viên sinh con thứ ba, theo khoản 14 Điều này mà đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc nam Đảng viên có vợ chết hoặc lý do khách quan, bất khả kháng khác đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ chưa bị xem xét kỷ luật.

Đồng nghĩa, khi không còn thuộc các trường hợp nêu trên, Đảng viên vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật theo đúng quy định.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử phạt đảng viên sinh con thứ 3”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật Bình Dương với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ soạn thảo Trích lục bản án ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đảng viên nữ đang nuôi con nhỏ 03 tháng tuổi có thể bị xử lý kỷ luật không?

Theo quy định thì chỉ có quy định chưa xử lý kỷ luật đảng viên nữ trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng. Như vậy, hiện nay không có quy định trong thời gian nuôi con nhỏ đảng viên nữ không bị xử lý kỷ luật. Sau thời gian nghỉ thai sản là có thể bị xử lý kỷ luật.

Thời hiệu kỷ luật đối với đảng viên nữ vi phạm trong bao lâu?

Thời hiệu kỷ luật đảng viên nữ vi phạm như sau:
5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Tuy nhiên, không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Đảng viên có bị xử lý kỷ luật nếu “sống thử” với người khác?

Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp Đảng viên không đăng ký kết hôn nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng thì có thể bị kỷ luật.
Nếu gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách, tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời