Xử phạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội theo quy định 2022

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Một trong số đó là nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm. Vậy trường hợp doanh nghiệp chậm thực hiện nghĩa vụ thì Xử phạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội như thế nào? Quy định về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp ra sao? Doanh nghiệp được nợ tiền bảo hiểm xã hội trong bao lâu? Lãi suất áp dụng cho doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết “Xử phạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?” sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Nghị định 12/20222/NĐ-CP

Quy định về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu về nội dung Xử phạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội như thế nào, chúng ta cần nắm được quy định của pháp luật về thời gian phải đóng tiền bảo hiểm xã hội.

– Đối với trường hợp đóng hằng tháng

+ Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

+ Đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

– Đối với trường hợp đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

+ Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan bảo hiểm xã hội;

+ Cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Xử phạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Xử phạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp được nợ tiền bảo hiểm xã hội trong bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Từ quy định trên thấy được rằng doanh nghiệp có thể chậm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chỉ được chậm 29 ngày so với thời hạn quy định. Đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định như trên thì doanh nghiệp được nợ tiền bảo hiểm xã hội nhưng chỉ được chậm 29 ngày so với thời gian quy định. Trường hợp chậm đóng yừ 30 ngày trở lên, doanh nghiệp không chỉ bị xử lý vi phạm mà còn bị tính thêm tiền lãi. Lãi suất được tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Vậy Xử phạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Xử phạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với:

Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

– Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng

Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội

Trả lời cho câu hỏi Xử phạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội như thế nào, căn cứ quy định nêu trên, cá nhân khi có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không quá 75 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải nộp lại số tiền chậm nộp và tiền lãi chậm nộp. 

*Lưu ý: Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/20222/NĐ-CP.

Lãi suất áp dụng cho doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg như sau:

– Trường hợp chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. 

Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;

– Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;

– Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg gửi cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc, bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, bảo hiểm xã hội Bộ Công an để thống nhất thực hiện.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Bình Dương về “Xử phạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tờ khai trích lục giấy khai sinh, trích lục hộ tịch, soạn mẫu hợp đồng lao động, xin đổi tên trong giấy khai sinh, Đổi tên căn cước công dân, Đưa người trái phép qua biên giới… thì hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến Luật Bình Dương theo hotline:  0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng lao động là cá nhân nợ tiền bảo hiểm bị xử lý thế nào?

Theo quy định, trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân nợ tiền bảo hiểm quá thời hạn quy định sẽ bị phạt 12% – 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 75 triệu đồng.

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội có bị xử lý hình sự không?

Theo quy định của Điều 216, Bộ luật Hình sự 2015, người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp dưới đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội:
Trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 50 triệu đồng;
Trốn đóng bảo hiểm xã hội cho từ 10 người lao động.
Như vậy, khi tái phạm không đóngbảo hiểm xã hội hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội thuộc doanh nghiệp sẽ có thể chịu mức xử phạt hình sự. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù giam căn cứ theo Điều 216, Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội bao lâu thì doanh nghiệp bị thanh tra?

Theo thông tin từ bảo hiểm xã hội Việt Nam, các đơn vị sử dụng lao động nợ trên hai tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội đề nghị nộp đầy đủ số tiền còn phải đóng trước ngày đầu của tháng sau liền kề. Quá thời hạn này, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng các loại bảo hierm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Như vậy, doanh nghiệp nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội trên 02 tháng rất có thể sẽ bị thanh tra. 

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời