Xử phạt đổi ngoại tệ trái phép như thế nào?

Ngoại tệ là thuật ngữ dùng để chỉ đồng tiền của một hoặc một nhóm quốc gia khác. Thông thường, ngoại tệ có giá trị quy đổi cao và được sử dụng phổ biến trong hoạt động giao thương chẳng hạn như đô la Mỹ, đồng Euro,… Tuy nhiên, hiện nay có không ít các cá nhân, tổ chức có hành vi đổi ngoại tệ trái phép. Những đối tượng có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo chế tài quy định. Vậy cụ thể, mức xử phạt đổi ngoại tệ trái phép được quy định như thế nào? Cần lưu ý những gì khi chuyển đổi ngoại tệ? Đổi ngoại tệ ở đâu là hợp pháp? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 16/2019/NĐ-CP

Ngoại tệ là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Tỷ giá quy đổi trạng thái của ngoại tệ được áp dụng theo quy định sau:

a) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo.

b) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.

Đổi ngoại tệ ở đâu là hợp pháp?

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng cho phép.

Khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có quy định về địa điểm bán ngoại tệ như sau:

Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 89/2016/NÐ-CP quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 16/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ là:

– Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định sau:

  • Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên;
  • Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);
  • Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép theo quy định pháp luật;
  • Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;
  • Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm.

– Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ.

– Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.

– Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì ngoài ngân hàng, bạn có thể đổi ngoại tệ ở những tổ chức đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Xử phạt đổi ngoại tệ trái phép như thế nào?

Xử phạt đổi ngoại tệ trái phép như sau:

Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Căn cứ Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như sau:

  • Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua; bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

  • Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
  • Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
  • Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.


Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

  • Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
  • Niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng; gây nhầm lẫn cho khách hàng;
  • Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ; mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Xử phạt đổi ngoại tệ trái phép
Xử phạt đổi ngoại tệ trái phép

Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

  • Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ;
  • Không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
  • Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
  • Làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật;
  • Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài; vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật; trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan…

Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

  • Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ; mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 USD trở lên; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 100-150 triệu đồng nếu vi phạm một trong các hành vi

Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định; không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định.

Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

Thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định; không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

  • Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật;
  • Xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật;
  • Hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn; hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.

Cần lưu ý những gì khi chuyển đổi ngoại tệ?

Tại Điều 4 Thông tư 32/2018/TT-NHNN hướng dẫn quy trình chuyển đổi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước cho dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ, có hiệu lực từ 01/02/2019, có quy định khi chuyển đổi ngoại tệ cần lưu ý vấn đề sau:

  1. Doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư chủ động thực hiện chuyển đổi số lượng tiền đồng Việt Nam trên tài khoản số 1 sang ngoại tệ trên thị trường theo các mục đích quy định tại GGU.
  2. Vào ngày thông báo tỷ giá, doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về số lượng đồng Việt Nam cần chuyển đổi và một (01) ngân hàng chuyển đổi được chỉ định để thực hiện chuyển đổi ngoại tệ cho dự án.
  3. Trường hợp trạng thái ngoại tệ của ngân hàng chuyển đổi ở mức âm hoặc mức dương nhưng không đáp ứng được hết nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các dự án tại cùng một thời điểm, ngân hàng chuyển đổi hoặc doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư (thông qua ngân hàng chuyển đổi) xác định số lượng đồng Việt Nam cần bảo lãnh, hỗ trợ chuyển đổi còn lại để thực hiện việc chuyển đổi ngoại tệ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
  4. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư và ngân hàng chuyển đổi về số lượng đồng Việt Nam cần bảo lãnh, hỗ trợ chuyển đổi còn lại xác định tại khoản 3 Điều này, Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện bán ngoại tệ cho ngân hàng chuyển đổi theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị:

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư Bình Dương sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Xử phạt đổi ngoại tệ trái phép” đã được Luật Bình Dương giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật Bình Dương chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ Xác nhận thông tin cư trú. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chế độ báo cáo đối với ngân hàng chuyển đổi khi tiến hành quy trình đổi ngoại tệ là gì?

Chương IV Thông tư 32/2018/TT-NHNN hướng dẫn quy trình chuyển đổi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước cho dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ, có hiệu lực từ 01/02/2019, có quy định các chế độ báo cáo như sau:
Điều 9. Chế độ báo cáo đối với ngân hàng chuyển đổi
1. Chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng, ngân hàng chuyển đổi phải thực hiện thông báo cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ và Sở Giao dịch) về:
a) Tình hình thực hiện bán ngoại tệ cho doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư trong tháng thực hiện chuyển đổi;
b) Dự kiến số lượng ngoại tệ cần chuyển đổi cho doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư trong tháng tiếp theo.

Mua, bán ngoại tệ trái phép có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ thì bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, hành vi mua, bán ngoại tệ trái phép có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ thì sẽ bị phạt cảnh cáo.

Đổi ngoại tệ bao nhiêu thì phải để lại thông tin cá nhân?

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống rửa tiền quy định:
“1. Tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
c) Khi khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn. Giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn là giao dịch của khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản thanh toán nhưng không giao dịch trong vòng 6 tháng trở lên với tổng giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày.”
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì việc bạn có thể thực hiện việc đổi ngoại tệ tại Ngân hàng hoặc các tổ chức thu đổi ngoại tệ. Đối với một số giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn có tổng giá trị giao dịch từ 300.000.000 đồng trở lên thì khách hàng phải để lại thông tin nhận biết khách hàng như phân tích ở trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời