Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương

Việc kết hôn với người nước ngoài không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, khác với quy trình đăng ký kết hôn thông thường, quy trình đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, bạn cần nắm rõ quy trình thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài để thực hiện nhanh chóng và chính xác. Vậy theo quy định, Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương thực hiện như thế nào? Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương là bao nhiêu? Sử dụng Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương ở đâu uy tín? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân gia đình 2014

Có được kết hôn với người nước ngoài hay không?

Căn cứ Điều 53 Luật hôn nhân gia đình 2014:

Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.

Và Điều 11 Luật hôn nhân gia đình 2000 cũng nêu quan điểm tương tự trên. Vậy nên việc kết hôn cả theo Luật mới và Luật cũ đều phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Nam nữ không kết hôn với nhau mà sống chung như vợ chồng thì không được là công nhận vợ chồng.

Vậy nên, pháp luật Việt Nam không quan hệ hôn nhân trên thực tế giữa bạn gái của bạn và chồng cũ trước đây. Bạn gái cũ vẫn là người độc thân. Nên ông có quyền đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới với cô gái đó.

Tuy nhiên, trước khi kết hôn cùng bạn. Cô gái trên phải xác định tình trạng hôn nhân để chứng minh tình trạng hôn nhân độc thân của mình. Vì bạn là người nước ngoài, nếu thực hiện việc đăng ký kết hôn thì bạn và cô gái trên lên UBND cấp huyện nơi cô gái thường trú để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Cần đáp ứng điều kiện gì để được kết hôn với người nước ngoài?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định điều kiện kết hôn như sau:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Khi kết hôn cần đáp ứng các điều kiện trên bạn nhé. Theo đó, mỗi bên phải tuân theo quy định pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn, ngoài ra người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam khi tiến hành thủ tục kết hôn tại Việt Nam. Vậy Sử dụng Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương ở đâu uy tín?

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đăng ký kết hôn:

Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

  • Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Trình tự thủ tục

Trình tự đăng ký kết hôn :

Bước 1: Hai bên nam, nữ nộp một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn trực tiếp tại Phòng tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  1. Tờ khai đăng ký kết hôn vủa mỗi bên theo mẫu quy định;
  2. Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân. Bao gồm: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy xác nhận tuyên thệ về việc hiện tại khong có vợ hoặc không có chồng, giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước người đó là công dân.

Lưu ý: Các giấy tờ trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật; đồng thời phải còn thời hạn sử dụng.

  1. Giấy xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
  2. Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  3. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú;

Ngoài các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp mà các bên phải nộp một số giấy tờ tương ứng. Vậy Sử dụng Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương ở đâu uy tín?

Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương
Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hố sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ;

Bước 3: Trong thời hạn 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng tư pháp tiến hành nghiên cức, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng  Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì phòng tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Bước 4: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở UBND, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nếu tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn.

Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương

Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương

Theo danh mục số 01, danh mục Phí và lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015 thì mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch, trong đó có đăng ký kết hôn với người nước ngoài do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Như vậy, Luật Phí và lệ phí mới nhất đã để cho các địa phương chủ động trong việc ban hành lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài để phù hợp với thu nhập của người dân, ngân sách của địa phương.

Thông thường các địa phương thu lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài dao động từ 1.000.000 – 1.500.000đ. Ngay như thành phố lớn như Hà Nội thì mức thu lệ phí mới chỉ có 1.500.000đ.

Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương

Ưu điểm từ dịch vụ kết hôn với người nước ngoài của Luật Bình Dương

1. Sử dụng dịch vụ của Luật Bình Dương, chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài của Luật Bình Dương sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Tại sao nên chọn dịch vụ kết hôn với người nước ngoài của Luật Bình Dương?

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ kết hôn với người nước ngoài, Luật Bình Dương sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật Bình Dương có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Bình Dương sẽ bảo mật 100%.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến vấn đề “Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương”. Luật Bình Dương tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ làm thủ tục Tạm ngừng kinh doanh. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật Bình Dương thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Đảng viên kết hôn với người nước ngoài có bị kỷ luật không?

Căn cứ Điều 53 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài:
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Có vợ (chồng) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi mình sinh hoạt.

Kết hôn với người nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn thì Đảng viên bị kỷ luật như thế nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 53 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài được quy định như sau:
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đủ điều kiện được kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Có quy định nào cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài không?

Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định điều kiện kết hôn như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời