Dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn có người vắng mặt tại Bình Dương

Khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, nhiều cặp vợ chồng đã quyết định ly hôn để giải thoát cho cả hai. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà khi ly hôn, một bên vợ hoặc chồng không thể có mặt tại phiên tòa xét xử. Khi đó, cơ quan xét xử Tòa án sẽ xem xét để cho phép được giải quyết cho ly hôn vắng mặt. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, trình tự thủ tục ly hôn có người vắng mặt tại Bình Dương được thực hiện như thế nào? Giải quyết thủ tục ly hôn có người vắng mặt mất bao lâu? Sử dụng Dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn có người vắng mặt tại Bình Dương ở đâu uy tín? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Hiểu thế nào là ly hôn vắng mặt?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

Hiện có 02 hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và đơn phương ly hôn. Trong khi thuận tình là việc hai vợ chồng thống nhất đi đến ly hôn, đã thỏa thuận được các vấn đề về nuôi con, cấp dưỡng, tài sản chung vợ chồng… thì đơn phương là việc một bên yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Do đó, việc ly hôn đơn phương sẽ gặp phải sự bất hợp tác của người còn lại, thông thường sẽ dùng rất nhiều lý do để gây khó khăn cho quá trình giải quyết ly hôn:

– Không tham gia phiên hòa giải và phiên tòa để giải quyết việc ly hôn

– Bỏ đi khỏi nơi cư trú;

– Mất tích không thể liên lạc được;

– Vì ốm đau, bệnh tật… nên không thể tham gia giải quyết ly hôn…

Có người vắng mặt khi ly hôn thì Tòa án có đình chỉ giải quyết không?

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn

Theo Điều 397 Bộ luật TTDS, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Nếu vợ, chồng hòa giải thành thì đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Nếu không hòa giải thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình khi có các điều kiện:

  • Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, chăm sóc, nuôi dưỡng con…
  • Sự thỏa thuận bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Do đó, nếu muốn hòa giải thì phải có sự có mặt của hai bên. Bởi vậy, nếu thuận tình ly hôn thì bắt buộc phải có mặt của cả hai người.

Đối với trường hợp ly hôn đơn phương

Mặc dù không thể ủy quyền tham gia tố tụng nhưng nếu có đơn xin xét xử vắng mặt thì liệu Tòa án có giải quyết không? Theo Điều 228 Bộ luật TTDS, nếu đương sự vắng mặt, Tòa vẫn tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương khi:

  • Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
  • Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
  • Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Đồng thời, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương.

Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

Trường hợp nào được ly hôn có người vắng mặt?

Ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú

Thủ tục ly hôn có người vắng mặt
Thủ tục ly hôn có người vắng mặt

Tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006 quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

Theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”

Như vậy, nơi cư trú là nơi chồng hoặc vợ thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của chồng, vợ thì bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi chồng, vợ bạn đang sinh sống và có xác nhận của Công an của công an xã/phường/ thị trấn.

Tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 quy định:

“Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung”.

Cũng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự, nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng để giải quyết.

Như vậy, khi vợ, hoặc chồng vắng mặt tại nơi cư trú, việc ly hôn vẫn được giải quyết theo thủ tục chung.

Ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.”

Như vậy, những vụ việc ly hôn với người nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.

Trường hợp người nước ngoài đang cư trú và làm việc ở Việt Nam tại thời điểm Tòa án nhận thụ lý vụ việc thì Tòa có thẩm quyền giải quyết là cấp quận/Huyện.

Thủ tục ly hôn có người vắng mặt tại Bình Dương

Thủ tục ly hôn có người vắng mặt như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc (Theo Điều 39 Bộ luật TTDS).

Do đó, người yêu cầu có thể nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú.

Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết

Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao từ chối.

Sau khi ra quyết định thụ lý thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Nếu bị đơn cố tình vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ thì sẽ bị coi là không hòa giải thành theo quy định tại Điều 207 Bộ luật TTDS.

Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Bước 4: Ra bản án ly hôn

Nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

Giải quyết thủ tục ly hôn có người vắng mặt mất bao lâu?

Giải quyết ly hôn vắng mặt trải qua rất nhiều bước và tòa có thể gia hạn thời gian giải quyết hồ sơ nếu hồ sơ gặp những khó khăn, vướng mắc, vì vậy, các vụ ly hôn đơn phương có thể kéo dài từ 4-6 tháng, thậm chí 1 năm là điều bình thường.

Đối với các trường hợp đương sự vắng mặt thì Tòa án cần thực hiện đúng quy trình tống đặt và niêm yết các thông báo và đủ thời gian niêm yết tại địa phương nên thời gian sẽ kéo dài hơn các vụ việc thông thường.

Dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn có người vắng mặt tại Bình Dương

Dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn có người vắng mặt và các vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn là một trong những lĩnh vực pháp lý mà chúng tôi có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi có một đội ngũ luật sư chuyên tư vấn pháp lý và dịch vụ pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn và các vấn đề pháp lý ly hôn. Chúng tôi cung cấp dịch vụ ly hôn tùy theo yêu cầu của khách hàng với các gói dịch vụ, hoạt động pháp lý cụ thể như:

  • Tư vấn thủ tục ly hôn có người vắng mặt
  • Luật sư hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ ly hôn, soạn thảo đơn ly hôn và các văn bản tố tụng;
  • Cử chuyên viên tham gia nhận ủy quyền, hỗ trợ khách hàng giải quyết thủ tục ly hôn tại Tòa án Việt Nam trong các giai đoạn: thu thập hồ sơ; giao nhận tài liệu tố tụng với Tòa án;…
  • Cử Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong trường hợp có tranh chấp về con chung và phân chia tài sản chung;
  • Giải quyết ly hôn vắng mặt trong thời gian nhanh chóng

Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn có người vắng mặt tại Bình Dương của Luật sư Bình Dương

Lý do nên sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn có người vắng mặt của Luật sư Bình Dương như sau:

  • Thủ tục chính xác, nhanh gọn: Sử dụng dịch vụ của Luật sư Bình Dương chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
  • Đúng thời hạn: Sử dụng dịch vụ của Luật sư Bình Dương sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
  • Chi phí hợp lý: chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
  • Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật sư Bình Dương sẽ bảo mật 100%.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị:

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư Bình Dương, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề ly hôn, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục ly hôn có người vắng mặt” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ Trích lục khai sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

được ủy quyền cho người khác khi ly hôn không?

Bởi quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người nên không thể chuyển giao cho người khác được. Do đó, nếu muốn giải quyết ly hôn, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng đều phải trực tiếp tham gia mà không được ủy quyền cho người khác làm thay mình.
Đây cũng là quy định nêu tại khoàn 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) năm 2015: Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì họ là người đại diện
Căn cứ quy định trên, vợ, chồng không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Tuy nhiên, nếu nộp đơn ly hôn, nộp án phí … thì vẫn có thể ủy quyền được.

Thuận tình ly hôn khi có người vắng mặt thì có bị đình chỉ giải quyết không?

Theo Điều 397 Bộ luật TTDS, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Nếu vợ, chồng hòa giải thành thì đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Nếu không hòa giải thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình khi có các điều kiện:

– Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
– Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, chăm sóc, nuôi dưỡng con…
– Sự thỏa thuận bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Do đó, nếu muốn hòa giải thì phải có sự có mặt của hai bên. Bởi vậy, nếu thuận tình ly hôn thì bắt buộc phải có mặt của cả hai người.

Điều kiện được phép xử lý thuận tình ly hôn khi vắng mặt là gì?

Điều kiện được phép xử lý thuận tình ly hôn khi vắng mặt:
Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời