Dịch vụ soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương

Bạn muốn chuyển nhượng nhà ở thương mại nhưng thắc mắc không biết thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại năm 2022 thực hiện như thế nào? Sử dụng dịch vụ soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương năm 2022 ở đâu uy tín? Mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin chi tiết về Dịch vụ soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương của chúng tôi cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi năm 2020;

Thông tư 07/2021/TT-BXD.

Nhà ở thương mại là gì?

Nhà ở thương mại hay chung cư thương mại là những căn hộ, nhà ở do các tổ chức, hoặc cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư xây dựng nhằm mục đích bán hoặc cho thuê lâu dài. Trong đó, chung cư thương mại thường được hiểu là những căn hộ hướng tới khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập ổn định. Với loại hình chung cư thương mại, tùy vào chính sách của các ngân hàng mà người mua sẽ được hỗ trợ vay vốn lên đến 70 % giá trị căn hộ và được trả trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì thế, việc mua chung cư thương mại là không giới hạn đối tượng người mua, tùy theo nhu cầu và túi tiền. Chính vì giá thành hợp lý và chính sách ngân hàng linh hoạt mà nhà ở thương mại, chung cư thương mại luôn là sự lựa chọn cho nhiều hộ gia đình.

Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại năm 2022

Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng này cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ. Trường hợp hợp đồng mua bán với chủ đầu tư có nhiều nhà ở (căn hộ, căn nhà riêng lẻ) thì phải chuyển nhượng toàn bộ số nhà trong hợp đồng đó; nếu bên chuyển nhượng có nhu cầu chuyển nhượng một hoặc một số nhà ở trong tổng số nhà ở đã mua của chủ đầu tư thì bên chuyển nhượng phải lập lại hợp đồng mua bán nhà ở hoặc phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng hợp đồng.

Dịch vụ soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương
Dịch vụ soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương

Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà bao gồm những nội dung nào?

Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

  • Thông tin về bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, nếu là cá nhân thì ghi thông tin về cá nhân; nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức và người đại diện theo pháp luật;
  • Số, ngày, tháng năm của hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư;
  • Giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán; d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Giải quyết tranh chấp;
  • Các thỏa thuận khác.

Mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương 2022

Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương 2022

Bước 1: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng sẽ thống nhất và lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở

Bước 2: Công chứng, chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở

Trong trường hợp nếu bên chuyển nhượng không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán phải được công chứng, chứng thực. Hồ sơ đề nghị công chứng, chứng thực gồm có:

  • 07 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã kí với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính để đối chiếu của các giấy tờ: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị nếu là cá nhân; nếu là tổ chức thì phải kèm theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký thành lập tổ chức đó.

Trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản thì việc công chứng, chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng không bắt buộc mà do các bên thỏa thuận.

Bước 3: Sau khi thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định, bên nhận chuyển nhượng nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng.

Hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • 05 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong đó có 01 bản của bên chuyển nhượng
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã kí với chủ đầu tư
  • Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị nếu là cá nhân; nếu là tổ chức thì phải kèm theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký thành lập tổ chức đó.

Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ và trả lại cho bên nhận chuyển nhượng các giấy tờ sau đây:

  • 02 văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đã có xác nhận của chủ đầu tư (1 bản cho bên chuyển nhượng và 1 bản cho bên nhận chuyển nhượng)
  • Bản chính hợp đồng đã kí với chủ đầu tư
  • Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cuối cùng được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận, ngoài các Giấy tờ theo quy định của pháp luật về đất đai, bên đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải nộp thêm cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận  các giấy tờ sau:

  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã kí với chủ đầu tư, trường hợp chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải kèm theo bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó
  • Bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng đã có xác nhận của chủ đầu tư

Dịch vụ soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương

Luật Bình Dương tự hào là đội ngũ hoạt động pháp luật uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại. Chúng tôi cam kết sẽ làm quý khách hàng hài lòng khi sử dụng dịch vụ soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương 2022 của chúng tôi. Quy trình tư vấn và soạn thảo Hợp đồng của Luật Bình Dương như sau:

Bước 1Tiếp nhận thông tin 

  • Tiếp nhận thông tin từ khách hàng qua (điện thoại, email);
  • Đưa ra các câu hỏi liên quan đến giao dịch;
  • Thu thập đầy đủ mọi thông tin liên quan đến giao dịch trong Hợp đồng.

Bước 2Tìm hiểu và phân tích

  • Tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực, điều kiện, sản phẩm mà Hợp đồng điều chỉnh;
  • Luật sư bắt buộc phải hiểu về bản chất, nghiên cứu để có kiến thức trên cơ bản về lĩnh vực đó;
  • Đặt giả thiết về các tranh chấp có thể phát sinh trong Hợp đồng và đưa ra giải pháp;
  • Tìm kiếm các tranh chấp đã và đang xảy ra để bổ sung kinh nghiệm thực tế.

Bước 3Tư vấn

  • Đề xuất phương án hợp tác tối ưu sau khi tìm hiểu và phân tích;
  • Đề xuất quy trình giao dịch sơ bộ (phạm vi Hợp đồng, quy trình thực hiện, giao hàng, thanh toán, bảo hành,…).

Bước 4Soạn thảo và chốt Hợp đồng

  • Soạn thảo và cung cấp bản thảo Hợp đồng lần đầu;
  • Thảo luận với khách hàng về các điểm cần điều chỉnh trong Hợp đồng;
  • Điều chỉnh Hợp đồng sau khi thảo luận với Khách hàng;
  • Tiếp tục thảo luận và chốt mẫu Hợp đồng.

Bước 5Tư vấn đàm phán, điều chỉnh Hợp đồng khi Khách hàng ký kết với đối tác.

Sau khi chốt Hợp đồng tại Bước 4, chúng ta có thể vẫn phải thực hiện điều chỉnh Hợp đồng theo yêu cầu của đối tác của Khách hàng, bởi lẽ, Hợp đồng phải dựa trên sự đồng thuận của cả hai bên.

Bằng sự tận tâm, chuyển nghiệp của mình Luật Bình Dương cam kết sẽ cung cấp cho khách hàng một bản thảo Hợp đồng thực sự chất lượng và có tính thực tiễn, không chỉ là các điều khoản pháp lý chung chung hời hợt.

Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến vấn đề soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương năm 2022, quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề “Dịch vụ soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại tại Bình Dương” . Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về sáp nhập doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký khai sinh không có chứng sinh, giải thể công ty, Thành lập công ty, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty, đổi tên giấy khai sinh, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất…. Hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được quy định ra sao?

Theo quy định, giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở, văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; trường hợp Nhà nước có quy định về giá mua bán nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

Xây dựng nhà ở thương mại có được miễn, giảm tiền sử dụng đất không?

Theo quy định, có thể thấy dự án đầu tư để xây dựng nhà ở thương mại thì không được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định trên.

Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có thể là hợp tác xã không?

Căn cứ Điều 21 Luật Nhà ở 2014 và Điểm a Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 quy định về điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại như sau:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với Hợp tác xã nếu muốn làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thì cần đáp ứng các điều kiện nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời