Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương

Tranh chấp thừa kế là một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay. Vậy Quy định về việc chia thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở năm 2022 như thế nào? Hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương gồm những giấy tờ gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương ra sao? Sử dụng Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương ở đâu thì uy tín? Mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin chi tiết Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương của chúng tôi cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Khái niệm thừa kế

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Quy định về việc chia thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở năm 2022

Quy định về việc chia thừa kế theo di chúc

  • Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 659 Bộ luật dân sự 2015

Lưu ý với trường hợp người lập di chúc không cho con chưa thành niên, cha mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên nhưng không có khả năng lao động hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo luật thì những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất đó mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015).

Quy định về việc chia thừa kế theo pháp luật

  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người được hưởng thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản và được chia theo hàng thừa kế, cụ thể:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương

  • Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Tài liệu chứng minh người khởi kiện: Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân); sổ hộ khẩu gia đình; giấy khai sinh. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì cần nộp thêm tài liệu chứng minh của người đại diện theo pháp luật khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh của các đồng thừa kế đất đai: Những giấy tờ này cũng tương tự như những tài liệu của người khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Các tài liệu chứng minh quyền thừa kế của người yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai: Giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn; di chúc; văn bản xác nhận quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng của cơ quan có thẩm quyền;…
  • Các tài liệu, giấy tờ làm căn cư phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế: Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế đất đai; Quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án;…
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh di sản thừa kế đất đai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác thể hiện quyền sử dụng đất của người để lại di sản thừa kế đất đai; giấy tờ về việc mua bán, tặng cho quyền sử dụng đất;…
  • Các văn bản làm việc giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai: Biên bản họp gia đình; biên bản giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong dòng họ; biên bản hòa giải tại UBND xã (nếu đã hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai tại UBND xã);…

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương

Hòa giải tranh chấp chia thừa kế đất đai

Tranh chấp thừa kế đất đai thường diễn ra giữa những người có quan hệ gia đình với nhau. Do đó, để giữ hòa khí chung mọi người thường tự tìm phương án giải quyết trước. Một trong những cách hay được sử dụng là tiến hành họp gia đình, họp họ tộc. Nhiều trường hợp dù đã cố gắng nhưng các bên không thể tự hòa giải với nhau. Nếu muốn hòa giải thì các bên có thể làm đơn yêu cầu UBND xã đứng ra hòa giải. Việc hòa giải này trong trường hợp giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai là không bắt buộc. Tuy nhiên, pháp luật vẫn khuyến khích các bên thực hiện thủ tục hòa giải này.

Khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ chia di sản thừa kế đất đai tới Tòa án bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án; sử dụng dịch vụ bưu chính của đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp; hoặc gửi hồ sơ chia thừa kế đất đai trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý.

Khi hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế di sản đất đai đã được Tòa án tiếp nhận. người khởi kiện sẽ nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí. Khoản tiền án phí này được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự. Người khởi kiện phải nộp lại biên lai xác nhận đã nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Sau khi người khởi kiện đã thực hiện nghĩa vụ tài chính ban đầu, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai tại Tòa án.

Tòa án sẽ tiến hành các công việc cần thiết để giải quyết chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Cụ thể:

  • Lấy lời khai của các bên tranh chấp và những người liên quan.
  • Xác minh, thu thập tài liệu cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Những việc làm trên nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Xác định rõ nguồn gốc quyền sử dụng đất; những người được hưởng thừa kế đất đai theo di chúc, thừa kế đất đai theo pháp luật; Thời điểm chính xác mở thừa kế; thực trạng di sản thừa kế đất đai tại thời điểm mở thừa kế;… Đồng thời sẽ phân tích, giải thích cho các bên tranh chấp hiểu quyền; nghĩa vụ của mình để cố gắng đạt được sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp với nhau.

Bước 4: Mở phiên Tòa xét xử vụ án tranh chấp thừa kế đất đai.

Trường hợp các bên không thể đàm phán, hòa giải được thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử. Phán quyết cuối cùng của Tòa án được đưa ra dựa trên sự xem xét, đanh giá các tài liệu chứng cứ trong cả quá trình tố tụng. Tại đây, các bên vẫn có quyền tranh luận; đưa ra những ý kiến để bảo vệ cho quyền lợi nhận di sản thừa kế đất đai của mình.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương

Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở. Hãy sử dụng Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở của Luật Bình Dương. Luật Bình Dương chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng; và tiến hành hỗ trợ các thủ tục liên quan đến giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở theo quy định của pháp luật một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở của Luật Bình Dương. Chúng tôi sẽ thực hiện:

  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền hưởng thừa kế theo quy định;
  • Giải quyết tranh chấp về xác định hàng thừa kế để chia thừa kế;
  • Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;
  • Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế;
  • Hỗ trợ khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp;
  • Trực tiếp tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;

Ưu điểm của dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở của Luật Bình Dương

Lý do bạn nên đến với Luật Bình Dương như sau: 

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Luật Bình Dương sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật Bình Dương có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Bình Dương sẽ bảo mật 100%.

Quý khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương năm 2022, quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề “Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Bình Dương”. Tại Luật Bình Dương có hỗ trợ dịch vụ trên, với các luật sư, chuyên gia pháp lý hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên môn. Hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ trên hay về các vấn đề pháp lý khác như hướng dẫn ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ ly hôn khi chồng ở nước ngoài…. Hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh chóng, chi tiết. Hotline liên hệ: 0833.102.102 luôn hỗ trợ 24/7.

Câu hỏi thường gặp

Khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai nộp đơn ở đâu?

Theo Điều 35, 36, 39 Luật tố tụng dân sự 2015 thì khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai sẽ nộp hồ sơ khởi kiện cho Tòa huyện nơi có bất động sản. Nếu vụ án có yếu tố nước ngoài thì Tòa tỉnh nơi có bất động sản sẽ thụ lý.

Thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở là khi nào?

Theo quy định thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Vì vậy, ngay sau khi người để lại di sản qua đời thì những người được chỉ định trong di chúc có quyền mở thừa kế và phân chia tài sản là nhà ở theo di chúc.

Pháp nhân có phải là đối tượng được quyền hưởng di sản thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở hay không?

Căn cứ vào quy định về hàng thừa kế tại Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015, theo đó pháp luật đã liệt kê cụ thể những đối tượng sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật và pháp nhân không phải là một trong các đối tượng được liệt kê. Do đó, pháp nhân sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời