Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Bình Dương năm 2022

Trước khi mua nhà thì các bên thường ký với nhau hợp đồng đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. Vậy theo quy định, thủ tục đặt cọc mua nhà tại Bình Dương năm 2022 thực hiện như thế nào? Sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Bình Dương ở đâu uy tín? Mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin chi tiết Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Bình Dương của chúng tôi cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật nhà ở 2014;

Luật đất đai 2013.

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng

Như vậy, hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận của các bên qua đó một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm việc giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Bình Dương

Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Bình Dương
Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Bình Dương

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì hợp đồng đặt cọc cần có các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin của các bên như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân , địa chỉ thường trú của người đặt cọc và người nhận đặt cọc.
  • Tài sản đặt cọc: Có thể một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.
  • Thời hạn đặt cọc: Do hai bên thỏa thuận.
  • Mục đích đặt cọc: Ghi rõ mục đích đặt cọc trong hợp đồng đặt cọc.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc: Giao tài sản đặt cọc cho bên nhận cọc theo đúng thỏa thuận; Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận. Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên đặt cọc bị mất tài sản đặt cọc. Nhận lại tài sản đặt cọc từ bên nhận đặt cọc hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên nhận đặt cọc trong trường hợp hai bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Các thỏa thuận khác …
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc: Trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp mục đích đặt cọc đạt được. Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Sở hữu tài sản đặt cọc nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự . Các thỏa thuận khác.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.
  • Cam đoan của các bên.
  • Các thỏa thuận khác…

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Bình Dương năm 2022

Thủ tục đặt cọc mua nhà tại Bình Dương năm 2022

Sau đây là những điều mà bạn cần làm trước và sau khi lập hợp đồng đặt cọc mua đất. Để quá trình mua nhà diễn ra an toàn, không gặp rắc rối về thủ tục pháp lý hay vướng phải lừa đảo. 

Trước khi đặt cọc mua đất

Trước khi đặt cọc, người mua cần phải kiểm tra một số điều sau để tránh những rắc rối sau này:

  • Xác định tính chính danh của chủ nhà, chủ sở hữu bất động sản. 
  • Kiểm tra xem bất động sản đã có đầy đủ giấy tờ pháp lý hay chưa
  • Kiểm tra bất động sản này có bị vướng vào quy hoạch, thu hồi đất, đang trong quá trình tranh chấp hay bị cầm cố, thế chấp. 
  • Hai bên bán và mua cần phải thương thảo giá cả, thời gian bàn giao và bên chịu trách nhiệm trả chi phí chuyển đổi. Để tránh xảy ra tranh chấp sau này. 

Lưu ý, trong trường hợp người ký hợp đồng đặt cọc là người được ủy quyền. Cần xác định giới hạn phạm vi ủy quyền và kiểm tra tính hợp lệ của giấy ủy quyền (lập thành văn bản, có công chứng).

Lập hợp đồng đặt cọc

Lập hợp đồng đặt cọc giúp bảo đảm việc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng bất động sản. Việc soạn thảo nội dung của hợp đồng đặt cọc sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên. 

Tuy nhiên nội dung của hợp đồng đặt cọc phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật về hợp đồng dân sự. 

Theo Bộ luật dân sự 2015 và 163/2006/NĐ-CP, hợp đồng đặt cọc cần tuân thủ các quy định sau:

  • Quy định tài sản đặt cọc
  • Mục đích của hợp đồng đặt cọc
  • Thỏa thuận về giá bán trên hợp đồng công chứng
  • Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán tiền cọc
  • Cam kết về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng công chứng, thời hạn bàn giao đất
  • Thỏa thuận về điều khoản phạt cọc, trách nhiệm của các bên…

Thực hiện ký kết hợp đồng đặt cọc

Sau khi lập hợp đồng thì việc thực hiện ký kết hợp đồng là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ là cơ sở để quy kết trách nhiệm trong trường hợp có một bên không thực hiện đúng cam kết trong đồng. 

Theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 đã nêu rằng: 

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. 

Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. 

Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Vì vậy, khi thực hiện các giao dịch mua bán đất, để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Nên lưu ý đến các vấn đề liên quan đến thủ tục đặt cọc mua đất. 

Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Bình Dương

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đặt cọc mua nhà. Hãy sử dụng Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà mới 2022 của Luật Bình Dương. Luật Bình Dương chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng; và tiến hành các thủ tục đặt cọc mua nhà về mặt pháp lý; liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua nhà nhanh nhất. Những nội dung công việc của Luật Bình Dương bao gồm:

  • Tư vấn Các nội dung cụ thể của hợp đồng; và các phương án dựa trên yêu cầu của bạn để bạn lựa chọn
  • Bổ sung và Soạn thảo các văn bản hỗ trợ thỏa thuận của các bên; đầy đủ và chặt chẽ (Biên bản bàn giao, Văn bản thỏa thuận các điều khoản riêng…)
  • Tư vấn và hướng dẫn ký hợp đồng
  • Sửa đổi, bổ sung hợp đồng theo yêu cầu của các bên; phù hợp với quy định của pháp luật và hạn chế những rủi ro và tranh chấp phát sinh;
  • Tư vấn và hỗ trợ các phát sinh hoặc sửa đổi bổ sung Hợp đồng trong thời hạn đặt cọc
  • Tư vấn quá trình mua bán nhà đất & sang tên sổ đỏ sau khi đặt cọc;…

Quý khách hàng hãy đưa ra các yêu cầu mình mong muốn để được chúng tôi tư vấn và lập kế hoạch triển khai công việc nhanh nhất, tiết kiệm chi phí nhất.

Tại sao nên sử dụng Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà của Luật Bình Dương?

Mua nhà là công việc lớn, có giá trị cao. Vì vậy các chủ thể nên lập hợp đồng đặt cọc mua nhà để nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn. Hợp đồng này sẽ đảm bảo tính an toàn về pháp lý cho người mua; giúp giao dịch thuận lợi hơn mà còn là chứng cứ xác thực nhất để người mua thương lượng, giải quyết nếu xảy ra tranh chấp. Đảm bảo việc bù đắp thiệt hại. Cảnh báo mỗi bên phải có trách nhiệm đối với cam kết của mình nếu không muốn chịu bất lợi về vật chất do các vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua nhà.

Quý khách nên sử dụng Dịch vụ soạn thảo hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của Luật Bình Dương vì những lý do sau:

  1. Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam;
  2. Luật Bình Dương luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất;
  3. Luật Bình Dương cam kết sẽ bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
  4. Để soạn thảo hợp đồng có lợi nhất cho mình, đồng thời đúng pháp luật và tránh được rủi ro không đáng có, cần phải nắm rõ quy trình soạn thảo cũng như các nội dung cần có trong hợp đồng.

Quý khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến vấn đề soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Bình Dương năm 2022, quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề “Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Bình Dương” . Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về sáp nhập doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký khai sinh không có chứng sinh, giải thể công ty, Thành lập công ty, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty, đổi tên giấy khai sinh, dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn…. Hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng đặt cọc mua đất có bắt buộc công chứng không?

Theo quy định, không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải công chứng không mà chỉ có quy định về công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực hoặc có người làm chứng.

Nên thỏa thuận đặt cọc mua nhà bao nhiêu thì hợp lý?

Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về mức tiền đặt cọc. Do vậy, các bên được quyền thỏa thuận về mức đặt cọc. Tuy nhiên, dù pháp luật không quy định nhưng để hạn chế rủi ro thì các bên có thể thỏa thuận ở mức dưới 30% giá trị của hợp đồng chuyển nhượng đối với nhà đất hoặc hợp đồng mua bán đối với nhà.
Để đánh giá rủi ro hoặc nghĩa vụ của các bên nếu hợp đồng chuyển nhượng, mua bán không được giao kết, thực hiện thì tùy thuộc vào vị trí của từng bên; vì nếu bên nhận đặt cọc vi phạm thì bên đặt cọc sẽ hưởng lợi, nếu bên đặt cọc vi phạm thì bên nhận đặt cọc sẽ hưởng lợi.

 Mức phạt cọc nếu không bán nhà đất là bao nhiêu?

Theo quy định, mức phạt cọc được quy định như sau:
– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (mất số tiền đặt cọc).
– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trả lại tiền đặt cọc và bị phạt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc).

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời