Mẫu quyết định ủy quyền ký văn bản

Tại các cơ quan tổ chức, đơn vị sử nghiệp công lập, hàng ngày ban lãnh đạo phải ký kết rất nhiều các loại văn bản giấy tờ khác nhau để điều phối công việc. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà người có thẩm quyền ký không thể trực tiếp ký nên muốn ủy quyền sang cho người khác làm thay. Vậy khi đó, theo quy định hiện hành, mẫu quyết định ủy quyền ký văn bản là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định ủy quyền ký văn bản tại đâu? Quy định về thẩm quyền ký ban hành văn bản hiện nay như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Quy định về thẩm quyền ký ban hành văn bản

Trong đời sống hiện nay, có thể thấy, các văn bản, quyết định mà chúng ta bắt gặp thường ngày ở góc bên dưới sẽ có chữ ký của người có thẩm quyền phê duyệt và lưu hành văn bản đó. Vậy pháp luật quy định về thẩm quyền ký ban hành văn bản hiện nay như thế nào, mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây:

Nghị định 30/2020/NĐ-CP khẳng định một nguyên tắc chung là ở các cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả các văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể  thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bên cạnh đó Nghị định cũng quy định thêm những người có thẩm quyền ký ban hành văn bản như sau:

– Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

 Như vậy, so với khoản 4, Điều 10 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư (hết hiệu lực từ ngày 05/3/2020), Nghị định mới đã sửa đổi quy định “giao quyền ký thừa lệnh cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc trưởng một số đơn vị” thành “giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản”.  

Quyết định ủy quyền ký văn bản
Quyết định ủy quyền ký văn bản

Mẫu quyết định ủy quyền ký văn bản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN                 

Tôi là:  ………………………..

Chức Vụ: Giám Đốc/Tổng giám đốc

Đại diện Pháp luật cho: …………………

Địa chỉ: ……………………..

Ủy quyền cho ông/bà…………….

Địa chỉ tại ………………

CMND số: ……………

Phạm vi ủy quyền: Được thay mặt tôi tiến hành ……… theo đúng quy định  pháp luật hiện hành.

Thời hạn ủy quyền:……………..

Vì vậy, …………….

…………………..

………………….

…..,ngày….tháng…..năm……..

Người ủy quyền

(ký tên, đóng dấu)

Tải về mẫu quyết định ủy quyền ký văn bản

Giám đốc T của công ty A là người có thẩm quyền ký quyết định tăng lương cho người lao động. Tuy nhiên vì có chuyến công tác ở nước ngoài nên giám đốc T không thể trực tiếp ký giấy tờ này nên muốn ủy quyền cho người khác ký thay. Khi đó, có thể tham khảo và tải về mẫu quyết định ủy quyền ký văn bản tại đây:

Người có thẩm quyền ký ban hành văn bản hành chính có thể ủy quyền ký thừa ủy quyền hay ký thừa lệnh không?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh P là người có thẩm quyền ký ban hành văn bản hành chính về vấn đề hỗ trợ người nghèo trên địa bàn khu vực huyện F. Tuy nhiên chủ tịch UBND tỉnh P vì bạn công việc nên không thể tự mình ký giấy tờ này được. Vậy khi đó, chủ tịch UBND tỉnh P có thể ủy quyền ký thừa ủy quyền hay ký thừa lệnh không, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu:

Vậy theo quy định, người có thẩm quyền ký ban hành văn bản hành chính có thể ủy quyền ký thừa ủy quyền hay ký thừa lệnh không, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung sau đây:

“Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Ký ban hành văn bản được quy định Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, cụ thể như sau:

Ký ban hành văn bản

  1. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
  2. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
  3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.
  4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
  5. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
  6. Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
  7. Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
    Theo đó, trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký.

Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.

Đối với ký thừa lệnh, người đứng đầu cơ quan có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quyết định ủy quyền ký văn bản” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Trích lục bản án ly hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Trước khi ký ban hành văn bản hành chính ai phải kiểm tra kỹ thuật trình bày văn bản của văn bản hành chính đó?

Trước khi ký ban hành văn bản hành chính người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.

Việc duyệt bản thảo văn bản được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
Duyệt bản thảo văn bản
Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
Trường hợp bản thảo văn bản đã được phê duyệt nhưng cần sửa chữa, bổ sung thì phải trình người có thẩm quyền ký xem xét, quyết định.
Theo đó, bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
Trường hợp bản thảo văn bản đã được phê duyệt nhưng cần sửa chữa, bổ sung thì phải trình người có thẩm quyền ký xem xét, quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles