Tải xuống mẫu công văn chỉ đạo theo quy định

Công văn có lẽ không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người hiện nay. Trong các cơ quan, tổ chức, để lãnh đạo đội ngũ nhân viên và xác định phương hướng làm việc cho tổ chức do mình quản lý, ban lãnh đạo thường sẽ ban hành các công văn chỉ đạo khác nhau truyền đạt xuống cho cấp dưới để thực thi. Vậy theo quy định hiện nay, Mẫu công văn chỉ đạo là mẫu nào? Cách soạn thảo Mẫu công văn chỉ đạo ra sao? Cần lưu ý những gì khi lập Mẫu công văn chỉ đạo hiện nay?

Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Mẫu công văn chỉ đạo

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ/PHÒNG BAN
Số: ……/CV – ……
(V.v: Đề nghị …………)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày …… tháng …… năm ……

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ

(Về việc: ……………………………….)

Kính gửi (1): ……………………………………………………………………..


– Căn cứ Quyết định/Công văn/Hợp đồng số ………/……… ngày…tháng…năm… của (2) …………

– Căn cứ (3)……………………………………………………………………..

Để…(4)………………………….…………………………………………………….

Nay, (5)……………………………làm Công văn này kính đề nghị (6):………………………………..

Mẫu công văn chỉ đạo
Mẫu công văn chỉ đạo

Rất mong nhận được sự xem xét, quan tâm và giải quyết đề nghị trên của ……………………

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu: VT;
– ….

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ/PHÒNG BAN

(Người đại diện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Cơ quan cấp trên/Lãnh đạo doanh nghiệp.

(2) Tên cơ quan cấp trên/Lãnh đạo doanh nghiệp

(3) Nêu các căn cứ để thực hiện Công văn đề nghị

(4) Nêu lý do làm Công văn đề nghị

(5) Tên đơn vị, phòng ban đề nghị

(6) Nêu các đề nghị theo từng trường hợp

Tải về mẫu công văn chỉ đạo

Có nhiều loại công văn khác nhau hiện nay, trong đó phổ biến là công văn chỉ đạo. Đây là mẫu giấy do cấp trên ban hành cho cấp dưới nhằm truyền đạt các chỉ thị, các quyết định ban lãnh đạo đưa ra để cấp dưới triển khai công việc. Nếu còn băn khoăn không biết mẫu công văn này soạn thảo thế nào thì bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu công văn chỉ đạo tại đây:

Hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn chỉ đạo

Để mỗi cơ quan tổ chức hoạt động hiệu quả thì vai trò của ban lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan tổ chức đó là vô cùng quan trọng. Những người đứng đầu của công ty thông thường sẽ ban hành các công văn để chỉ đạo nhân viên thực hiện một số công việc nhất định. Vậy cách soạn thảo mẫu công văn chỉ đạo hiện nay như thế nào, bạn đọc hãy cùng làm rõ nhé:

Mẫu công văn gửi đến cá nhân hay tập thể bao gồm đầy đủ thông tin về nơi nhận, nơi gửi, trích yếu nội dung của công văn, nội dung công văn,… Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:

– Mở đầu vấn đề

– Giải quyết vấn đề

– Kết luận vấn đề

* Cách viết phần mở đầu vấn đề:

Phần này phải nêu rõ lý do tại sao viết công văn hay cơ sở nào để viết công văn: có thể giới thiệu tổng quát nội dung vấn đề đưa ra làm rõ mục đích, yêu cầu của vấn đề nêu ra.

Ví dụ: “Dựa trên Hợp đồng số ……… được ký kết giữa Công ty ……….. và Công ty …………. nagyf/tháng/năm, về vấn đề ………….. Theo nội dung thỏa thuận tại Điều……….. tuy nhiên, hiện tại …………… “

* Các viết phần nội dung chính nhằm giải quyết vấn đề đã nêu:

Tùy theo từng loại chủ đề công văn mà lựa chọn cách viết, nhưng cần phải:

– Xin ý kiến lãnh đạo cơ quan về hướng giải quyết. Ví dụ: Theo đơn đề nghị của tập thể người dân tại ……….. về vấn đề ……………, UBND xã/phường xin ý kiến chỉ đạo của ……….. về việc ……………”

– Sắp xếp ý nào cần viết trường, ý nào cần viết sau, để làm nổi bật được chủ đề cần giải quyết.

Phải sử dụng văn phong phù hợp với từng thể loại công văn, có lập luận chặt chẽ cho các quan điểm đưa ra. Cần quán triệt các nguyên tắc:

+ Công văn đề xuất thì phải nêu rõ lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị.

+ Công văn tiếp thu ý kiến phê bình dù đúng hay sai cũng phải mềm dẻo, khiêm tốn, nếu cần thanh minh phải có dẫn chứng bằng sự kiện thật khách quan, có sự đề nghị xác minh kiểm tra qua chủ đề khác.

+ Công văn từ chối thì phải dùng từ ngữ lịch sự và có sự động viên, an ủi.

+ Công văn đôn đốc thì phải dùng lời lẽ nghiêm khắc nêu lý do kích thích sự nhiệt tình, có thể nêu khả năng xảy ra những hậu quả nếu công việc không hoàn thành kịp thời.

+ Công văn thăm hỏi thì trong ngôn ngữ phải thể hiện sự quan tâm chân tình, không chiếu lệ, sáo rỗng.

* Cách viết phần kết thúc công văn:

Phần này cần viết ngắn gọn, chủ yếu nhấn mạnh chủ đề và xác định trách nhiệm thực hiện các yêu cầu (nếu có) và lưu ý: Viết lời chào chân thành, lịch sự trước khi kết thúc (có thể là một lời cám ơn nếu có nhu cầu nhờ họ việc gì).

Công văn chỉ sử dụng vào công cụ của các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp, vì vậy nội dung của công văn chỉ nói đến công cụ, không nên dùng ngôn từ mang màu sắc tình cảm cá nhân hoặc dùng công văn để trao đổi việc riêng giữa giữa các cá nhân.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu công văn chỉ đạo” . Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Trích lục ghi chú ly hôn cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để công văn có giá trị là gì?

Điều kiện để công văn có giá trị bao gồm:
Công văn có nội dung phù hợp với quy định pháp luật và các quy chế nội bộ của doanh nghiệp.
Công văn được ban hành đúng trình tự thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật và quy chế nội bộ quy định.
Công văn được tống đạt đúng quy chế và đúng chủ thể tiếp nhận.

Công văn giải trình thế nào cho hợp lý?

Công văn giải trình thường sử dụng trong các tình huống giao tiếp mang tính chất xin cho, hoặc tư cách chủ thể giữa bên gửi và bên nhận có sự khác biệt lớn. Ví dụ: Công văn giải trình lý do chậm nộp thuế của doanh nghiệp gửi chi cục thuế thì chủ thể là đối tượng nộp thuế và bên đại diện quản lý nhà nước về thuế.
Với đặc điểm này nên không có một nội dung chuẩn nào cho công văn giải trình mẫu, thường công văn giải trình nên trình bày theo dạng diễn giải tức là tổng hợp các nội dung muốn nói đến trong phần đầu sau đó diễn giải chi tiết trong các phần tiếp theo. Đây là cách hành văn vừa dễ viết, vừa giúp bên tiếp nhận không bỏ sót nội dung chính mà mình muốn trao đổi.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles